Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Êphêsô 6:21-24: "Khích Lệ Cho Đến Cuối Cùng"

Êphêsô – Những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được được tỏ ra

Khích lệ cho đến cuối cùng

Êphêsô 6.21-24

1. Tuần vừa qua, bố tôi đã bị một tai nạn xe cộ trầm trọng. Xe của ông bị một chiếc xe khác tông ngang hông và xe của ông phải lăn ba vòng rồi kẹt vào một cái hố sâu. Bởi ân điển của Đức Chúa Trời, một người bạn thân nhất của tôi đi ở phía sau xe ông. Anh ấy đã giúp bố tôi ra khỏi xe và gọi 911. Bố tôi chỉ bị gãy mấy chiếc xương sườn mà thôi. Nhưng sự thực cho thấy rằng Gary có mặt tại chỗ đã khiến cho ai nấy được yên tâm hơn. Tôi quen Gary suốt cả đời sống tôi. Chúng tôi cùng lớn lên với nhau. Chúng tôi cùng đạp xe đi học. Chúng tôi cùng nhau cắt cỏ. Chúng tôi cùng nhau đi săn. Chúng tôi cùng nhau đi câu cá. Tôi đến với Đấng Christ khi được 14 tuổi. Khi chúng tôi lên 16, tôi đã hướng dẫn Gary đến với Đấng Christ. Chúng tôi là những kẻ ngoại đạo và đã dạy đạo cho nhau. Mặc dầu chúng tôi sống cách nhau 500 dặm, chúng tôi vẫn là bạn thân với nhau. Chúng tôi còn có nhiều người bạn nữa, chúng tôi là anh em. Chẳng có điều gì nhỏ mà anh ấy không lo cho tôi và chẳng có điều chi nhỏ mà tôi không lo cho anh ấy. Gary có mặt ở đó lo cho bố tôi sau khi tai nạn xảy ra, sau đó tôi mới có mặt.

2. Mọi người đều cần ít nhất một người bạn có lòng trung thành. Ai nấy đều cần có một Gary trong cuộc sống của mình. Tôi được phước có vài người, nhiều người ở đây trong Hội thánh nầy. Tại sao chúng ta cần nhiều bạn bè tốt như vậy chứ? Vì qua những lúc thăng trầm, họ luôn luôn đứng đấy để khích lệ chúng ta.

A. Châm ngôn 17.17 chép: "Bằng hữu thương mến nhau luôn luôn; Và anh em sanh ra để giúp đỡ trong lúc hoạn nạn". Chẳng có một điều gì giống như một người bạn trung thành ngay thời điểm có rắc rối. Một trong những thử thách tệ hại nhất của Gióp, ấy là những người được gọi là bạn bè đã rời bỏ ông.

B. Châm ngôn 18.24 chép: "Người nào được nhiều bằng hữu sẽ làm hại cho mình; Nhưng có một bạn tríu mến hơn anh em ruột". Mặc dù các giáo sư dạy Kinh thánh thường sử dụng câu nầy để nói tới Chúa Jêsus, hết thảy chúng ta đều cần có ai đó "bầu bạn!" vốn "tríu mến hơn anh em ruột".

C. Châm ngôn 27.6 chép: "Bạn hữu làm cho thương tích, ấy bởi lòng thành tín; Còn sự hôn hít của kẻ ghen ghét lấy làm giả ngụy". Một người bạn nói cho quí vị biết sự thật cho dù sự thật ấy làm đau lòng.

D. Châm ngôn 27.17 chép: "Sắt mài nhọn sắt. Cũng vậy người bổ dưỡng diện mạo bạn hữu mình". Bạn bè lo gây dựng cho nhau. Quí vị có thể nói nhiều về ai đó bằng cách nhìn xem bạn bè của họ.

3. Chúng ta thường nghĩ tới Phaolô là kẻ cô độc… điều nầy chẳng đúng với sự thực đâu. Ông không phải là một thánh đồ siêu hạng chẳng cần ai và chẳng cần một điều gì. Ngược lại, trong các câu 19-20, đặc biệt ông yêu cầu bạn bè ông ở thành Êphêsô nên cầu thay cho ông để ông được "tự do mọi bề, bày tỏ lẽ mầu nhiệm của đạo Tin Lành". Ông vốn rất thuộc linh, ông rất trưởng thành, ông bước đi sát sao với Chúa, Phaolô cần sự ủng hộ, những lời cầu nguyện và tình bạn của các anh chị em trong Chúa. Ông không thể làm gì được một mình và chúng ta cũng thế. Đức Chúa Trời đã ấn định cho chúng ta, ấy là chúng ta cần đến nhau. Tân Ước vốn dư thừa những câu nói với cụm từ “với nhau” đó.

4. Quí vị có một người bạn trung thành giống như Gary không? Quí vị có ai đó luôn luôn đứng cạnh để yêu thương, cầu thay và khích lệ quí vị không? Nếu chưa, tôi hy vọng Đức Chúa Trời sai đến quí vị một người giống như thế. Trong tiểu đoạn cuối của sách Êphêsô, chúng ta thấy phần mô tả của Phaolô về người bạn có lòng trung thành nầy, Ti-chi-cơ và những lời khích lệ chia tay với Hội thánh Êphêsô.

I. Sự khích lệ của một người bạn trung thành (các câu 21-22).

A. Ti-chi-cơ – Lai lịch ngắn gọn.

1. Trong các câu 21-22, Phaolô nhắc tới Ti-chi-cơ người bạn của ông. Ti-chi-cơ được nhắc tới chỉ có 5 lần trong Tân Ước (Công vụ các Sứ đồ 20.4; Êphêsô 6.21; Cô-lô-se 4.7; II Ti-mô-thê 4.12; Tít 3.12). Dù Ti-chi-cơ chỉ xuất hiện thoáng qua trong lịch sử của Hội thánh đầu tiên, sự thể cho thấy rõ ràng là ông và Phaolô là bạn đồng công lo cho linh hồn người ta.

2. Trước tiên chúng ta gặp Ti-chi-cơ ở phần kết của chuyến hành trình truyền giáo lần thứ ba của Phaolô. Công vụ các Sứ đồ 20.4 cho chúng ta biết ông quê ở "cõi A-si" hay từ Á châu trong đó Êphêsô là một thành phố chính. Chắc chắn ông là một người trở lại đạo khi Phaolô hầu việc Chúa lâu dài ở đó. Khi Phaolô trở về thành Jerusalem với của dâng gom góp được từ tất cả các Hội thánh, Ti-chi-cơ đã cùng đi với ông, giúp đỡ ông mang theo tiền bạc.

3. Ti-chi-cơ cùng với Bác sĩ Luca và nhiều người khác nữa đã cùng đi với Phaolô khi ông bị bắt tại thành Jerusalem. Ông đã ở với Phaolô suốt chuyến hành trình tới Rôma. Ông đã giúp đỡ cho vị Sứ đồ trong khi bị tù ở Xê-sa-rê và các cuộc thử thách trước mặt các vua và những quan tổng đốc. Ông đi cùng với Phaolô trên chuyến hành trình nguy hiểm, chịu đắm tàu trên đảo Malta. Ông đã ở lại với Phaolô khi chịu tù lúc viết ra thư tín nầy.

4. Chúng ta hãy trở lại với II Cô-rinh-tô 11.24-28. Ở đây Phaolô mô tả những hoàn cảnh nguy hiểm và khó khăn của chức vụ ông. Ti-chi-cơ đã ở với ông từng bước của chuyến đi. Điều chi là thực cho Phaolô đều là thực cho Ti-chi-cơ. Ông là một kỵ binh!

5. Phaolô vốn tin cậy Ti-chi-cơ nên mới giao bức thư nầy gửi cho người thành Êphêsô cũng như bức thư gửi cho người thành Cô-lô-se và bức thư mật gửi cho người thành Lao-đi-xê. Ông đã trao tận tay thứ vô giá, có giá trị hơn của lạc hiến cho các thánh đồ nghèo ở tại thành Jerusalem, về mặt cá nhân ông đã trao phó Lời thành văn của Đức Chúa Trời!

6. Trong Tít 3.12, chúng ta học biết rằng Phaolô đã tính sai một là A-tê-ma hay Ti-chi-cơ đến Cờ-rết để thế chỗ cho Tít để Tít có thể hiệp với Phaolô tại Ni-cô-bô-li. Điều nầy có ý nói Ti-chi-cơ sẽ giám sát mọi Hội thánh trên quần đảo Địa Trung Hải.

7. II Ti-mô-thê 4.12 cho chúng ta biết Phaolô cũng sai người bạn thân của ông đến để lãnh đạo Hội thánh tại thành Êphêsô hầu cho Ti-mô-thê sẽ hiệp với ông ở Rôma.

8. Rất nhiều lần, Ti-chi-cơ đã tự minh chứng mình là một người bạn trung thành và đáng tin cậy. Mặc dù tên của ông đã được nhắc tới rất ít, sự đóng góp của ông là không thể tính được.

B. Ti-chi-cơ – Một người bạn trung thành.

1. Một số học giả tin rằng Phaolô đã viết bức thư nầy và thư tín Cô-lô-se gửi cho Ti-chi-cơ. Điều nầy chỉ có thể thôi. Có thể là Phaolô đã cầm viết bằng tay của mình ghi thêm lời chào một cách cá nhân. Ông đã mĩm cười với người bạn thân của mình rồi viết: "Ti-chi-cơ, anh em rất yêu dấu của chúng ta, là tôi tớ trung thành của Chúa, sẽ báo tin mọi sự cho anh em".

2. Ông gọi Ti-chi-cơ là "anh em rất yêu dấu". Phaolô yêu thương Ti-chi-cơ giống như một người em ruột vậy. Ông ấy được Hội thánh tại Rôma và tại Êphêsô "yêu mến". Ti-chi-cơ không phải là một vì vua, một nhà triệu phú hay một kẻ môi giới quyền lực, mà ông là một kẻ rất "yêu dấu". Có ít người dám xưng mình giàu có như vậy.

3. Phaolô cũng mô tả người bạn của ông là một "tôi tớ [Mục sư] trung thành của Chúa". I Cô-rinh-tô 4.2 chép: "Vả lại, cái điều người ta trông mong nơi người quản trị là phải trung thành". Một trong những mục tiêu chính của tôi cho cuộc sống là phải "trung thành". Quí vị đã từng thấy một nhà buôn nói: "Tôi muốn nên giống như Mike", tức là Michael Jordan. Tôi muốn giống như "Ti-chi-cơ!"

C. Ti-chi-cơ – Một sứ giả đáng tin cậy.

1. Phaolô nói trong câu 21 rằng ông sai Ti-chi-cơ đến với người thành Êphêsô để họ có thể "biết những sự thuộc về tôi và việc tôi làm" và để "báo tin mọi sự cho anh em báo tin mọi sự cho anh em". Trong câu 22 ông nói ông đã sai người đi "có ý cho anh em biết tình cảnh chúng tôi là thể nào" và để Ti-chi-cơ có thể "yên ủi lòng anh em".

2. Trên đỉnh cao của công tác quan trọng lo gửi các thư tín của Phao-lô đi, Ti-chi-cơ còn phải cung ứng cho các Hội thánh phần làm chứng cá nhân của Phaolô. Ông cần phải đưa ra một tường trình theo cách tâm tình nữa.

D. Ti-chi-cơ – Một tấm gương rất khích lệ.

1. Một người bạn khích lệ là người bạn KHIÊM NHƯỜNG. Ti-chi-cơ không được kể là một trong những anh hùng đức tin. Tên của ông không hề được liệt kê với tên tuổi của Giô-suê, Nêhêmi, Phierơ hay Êtiên. Khi tên của ông được nhắc tới, nó được nhắc tới trong chỗ lờ mờ. Tuy nhiên, không có Ti-chi-cơ và những người khác giống như ông, sẽ chẳng có một Phao-lô nào hết. Ông không phải chỉ huy dàn nhạc, nhưng bằng lòng chơi thứ nhạc cụ khó nhất trong cả ban nhạc ấy … địa vị phụ thuộc. Chỉ có cõi đời đời mới tỏ ra hết được giá trị của sự phục vụ mà ông đã có.

Mất một mũi đinh, mất cái móng ngựa;
mất cái móng ngựa, mất con ngựa;
mất con ngựa, mất một chiến binh;
mất một chiến binh, thua trận đánh;
thua trận đánh, thì mất nước.

2. Một người bạn khích lệ là người bạn biết YÊN ỦI. Phaolô là một con người. Khi ông ngã lòng, Ti-chi-cơ đã có mặt ở đó để đỡ ông dậy. Khi Phaolô cảm thấy muốn thối lui, Ti-chi-cơ thúc ông đi tới. Khi Phaolô nói trong II Ti-mô-thê 4.7: "Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin". Ti-chi-cơ đã giúp cho Phaolô cứ giữ lấy cuộc chạy. Hết thảy chúng ta đều cần những người bạn như thế.

3. Một người bạn khích lệ là người bạn CÓ THỂ TIN CẬY. Dù bị đòn, chìm tàu, tù đày hay bị đoàn dân đông áp đảo, Phaolô luôn luôn nương tựa vào Ti-chi-cơ. Ông luôn luôn có mặt ở đó. Bạn tôi là Gary chỉ cần một cú điện thoại thôi. Hội thánh của chúng ta có đầy hạng người như thế.

Trong quyển Thà mạnh khoẻ còn hơn đau bịnh, Bruce Larson đã mô tả một phụ nữ, theo lời khuyên của bác sĩ, đã đến gặp một vị Mục sư nói cho bà nầy biết về việc tham gia vào Hội thánh. Bà nầy mới vừa làm phẩu thuật căng da mặt và khi bác sĩ từ chối bà ta, ông đã đưa ra cho bà ta lời khuyên nầy: "Thưa bà, tôi đã làm một việc phi thường trên gương mặt của bà, như bà có thể nhìn thấy trong gương. Tôi đã đề nghị với bà một số tiền lớn và bà đã vui lòng trả số tiền ấy. Nhưng tôi muốn đưa ra cho bà một lời khuyên. Hãy tìm một nhóm người biết kính sợ Đức Chúa Trời và họ sẽ yêu thương bà đủ để giúp bà xử lý với những tình cảm tiêu cực ở trong lòng bà. Nếu bà không nghe theo, bà sẽ trở lại văn phòng của tôi trong một thời gian ngắn với gương mặt của bà trong một hình thù còn tồi tệ hơn là trước đây nữa".

II. Bốn chữ khích lệ sau cùng (các câu 23-24).

-- Phaolô đã nhận được nhiều khích lệ từ rất nhiều bè bạn giống như Ti-chi-cơ. Ông có cả hai: nhận lãnh và cung ứng sự khích lệ. Trong những câu sau cùng nầy của thư tín, ông đưa ra bốn từ, bốn ao ước về sự khích lệ cho họ và cho chúng ta.

-- Quí vị có thể nói rất nhiều về một người bởi những gì người ấy ao ước. Phaolô không ao ước chúng ta sẽ được mạnh khoẻ về phần xác hay thậm chí mạnh khoẻ về phần thuộc linh. Những ao ước của ông, lời cầu thay của ông dành cho chúng ta là ao ước lớn lao nhất, những ơn phước dồi dào có thể tưởng tới được.

A. Khích lệ #1: SỰ BÌNH AN (câu 23a).

Tôi thích câu chuyện được thuật lại cách đầy mấy năm về một đôi vợ chồng đã nghỉ hưu, người ta báo cho họ biết về mối đe doạ của chiến tranh nguyên tử. Họ đã nghiên cứu những nơi ở trên địa cầu và thử quyết định nơi nào ít bị tác động bởi chiến tranh nguyên tử nhất, một nơi có sự bình an và an ninh hoàn toàn. Sau cùng, họ đã tìm được một nơi rồi di chuyển đến đó. Đó là quần đảo Falkland. Một thời gian ngắn sau khi họ đã đến đấy, quần đảo đã trở thành bãi chiến trường cho cuộc chiến nhỏ nổ ra giữa Anh quốc và Argentina!

1. Phaolô đã ao ước "anh em được sự bình an". Quí vị không thể tìm được loại bình an ấy trong quần đảo Falkland hay trong bất kỳ một chỗ nào khác. Bình an là một trạng thái của tấm lòng, chớ không phải là một vị trí trên cơ thể.

2. Rôma 5.1 cho chúng ta biết chúng ta được "hoà thuận với Đức Chúa Trời" khi chúng ta được cứu. Chúng ta đã được phục hoà lại với Ngài. Phi-líp 4.6-7 cho chúng ta biết chúng ta có thể có "Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết" bằng cách trao phó mọi sự cho Ngài trong sự cầu nguyện.

3. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 14.27: "Ta để sự bình an lại cho các ngươi; ta ban sự bình an ta cho các ngươi; ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi".

4. Sự bình an của Đức Chúa Trời không có ý nói thiếu vắng xung đột, mà là một nhận thức về cuộc sống an lành hay lành mạnh, những gì người Do thái đã tỏ ra qua chữ shalom của họ. Chúng ta thấy điều nầy trong lời chào biệt của Arôn (Dân số ký 6.24-26). Hãy cùng xem với tôi ở Giêrêmi 29.11.

5. Không những chúng ta cần sự bình an theo chiều thẳng đứng, mà chúng ta cũng cần sự bình an theo chiều ngang nữa … hoà thuận với Đức Chúa Trời và hoà thuận với nhau. Trong 2.14, Phaolô giải thích thể nào Chúa Jêsus "là sự bình an của chúng ta". Ông ghép chung người Do thái và dân Ngoại vào trong một Thân, là Hội thánh. Cô-lô-se 3.15 chép: "Nguyền xin sự bình an của Đấng Christ cai trị trong lòng anh em, là bình an mà anh em đã được gọi đến đặng hiệp nên một thể; lại phải biết ơn".

6. Tôi cầu thay cho quí vị, hỡi anh em yêu dấu, để quí vị được hoà thuận lại với Đức Chúa Trời, sự hoà thuận với Đức Chúa Trời và hoà thuận với nhiều người khác trong Thân của Đấng Christ.

B. Khích lệ #2. SỰ YÊU THƯƠNG (câu 23b).

1. Phaolô cũng ao ước “sự yêu thương” cho chúng ta nữa. Tình yêu thương là một lẽ đạo chính xuyên suốt sách Êphêsô. Nó xuất hiện khoảng 14 lần và 7 trong số đó nó đề cập tới tình yêu thương của chúng ta dành cho nhau.

2. Trong 1.15-16, Phaolô nói: "Vậy nên, sau khi tôi có nghe đức tin anh em hướng về Đức Chúa Jêsus và tình yêu thương đối với các thánh đồ, thì tôi vì anh em cảm tạ không thôi, thường nhắc đến anh em trong khi cầu nguyện".

3. Thật là dễ yêu thương một thánh đồ nào đó, nhưng rất khó yêu thương hết thảy họ. Tôi thích một bài thơ xưa nói rằng: "Sống với các thánh đồ ở trên cao mà chúng ta thương mến sẽ là ân điển và vinh hiển, còn sống với các thánh đồ ở dưới thấp mà chúng ta hiện đang nhìn biết, giờ đây đó là một câu chuyện khác!"

4. Rôma 5.5 cho chúng ta biết rằng là tín đồ "sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta". Trong quyền phép của Đức Thánh Linh chúng ta CÓ THỂ yêu thương tất cả những người tin Chúa. Chúng ta có khả năng yêu thương giống như 1 Giăng 4.19 chép: "vì Ngài đã yêu chúng ta trước".

5. 4.3-4 chép, chúng ta cần phải "lấy lòng thương yêu mà chìu nhau, dùng dây hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Thánh Linh". Cô-lô-se 3.14 chép: "Nhưng trên hết mọi sự đó, phải mặc lấy lòng yêu thương, vì là dây liên lạc của sự trọn lành".

6. Đôi khi chúng ta cố ý "khoác lấy" tình yêu thương. Giống như chúng ta phải cố ý mặc lấy chiếc áo khoác ngoài, với một số người chúng ta phải cố thực thi một nổ lực để yêu thương họ. Tuy nhiên, chúng ta càng "mặc lấy" tình yêu thương, việc ấy sẽ càng ra tự nhiên hơn. Chúng ta có thể yêu nhau. Ao ước của Phaolô, ấy là chúng ta phải yêu nhau.

C. Khích lệ #3. ĐỨC TIN (câu 23c).

1. Chúng ta cần phải có "sự yêu thương cùng đức tin ban cho bởi Đức Chúa Trời, là Cha, và bởi Đức Chúa Jêsus Christ!" Đây cũng là một đề tài chính xuyên suốt thư tín, được sử dụng 8 lần trong 8 câu.

2. "Đức tin" là một từ rất thường được sử dụng đến nỗi có khi chúng ta chẳng nhớ được nó có nghĩa gì nữa. Đức tin chân chính có hai yếu tố. Tin tưởngtin cậy.

3. Phaolô muốn chúng ta phải có sự TIN TƯỞNG mạnh mẽ và tấn tới nơi các lẽ thật của Kinh thánh. Tiếp đến khi chúng ta học biết phải tin tưởng, chúng ta cần phải TIN CẬY vào những điều chúng ta đã học biết về Đức Chúa Trời.

4. Khi làm như vậy, chúng ta đã giơ cao "thuẫn đức tin" và đánh bại kẻ thù của mình. Chúng ta phải "trao gánh nặng của mình" cho Chúa.

D. Khích lệ #4. ÂN ĐIỂN (câu 24).

1. Sau cùng, Phaolô ao ước "ân điển" cho chúng ta. Ân điển là từ thứ nhứt trong lời chào thăm của bức thư và là từ sau cùng của lời chào kết thúc. Chữ nầy được dùng 12 lần trong 12 câu.

2. Ân điển là “ơn ban cho kẻ không đáng được” của Đức Chúa Trời, ơn Ngài ban cho kẻ không đáng được. Sự bày tỏ lớn lao nhất về ân điển của Đức Chúa Trời tất nhiên là sự cứu rỗi của chúng ta. 2.5 và 2.8 cho chúng ta biết "bởi ân điển mà anh em được cứu".

3. Chẳng có một sự giàu có nào lớn hơn ân điển của Đức Chúa Trời. Edwin Arlington Robinson đã mô tả một người có mọi sự nhưng không có ân điển trong bài thơ của ông với đề tựa là "Richard Cory"

Bất cứ khi nào Richard Cory xuống phố,
Chúng ta đứng bên vệ đường ngắm xem anh ta.
Anh ta là một người đứng đắn từ trên xuống dưới,
Sạch sẽ, và dáng vẽ sang trọng.
Anh luôn luôn kín đáo gây ấn tượng,
Anh luôn là con người khi nói năng;
Nhưng khi nói giọng thốt ra mạnh mẽ,
"Xin chào", anh vừa chào lại vừa đi tới.
Và anh rất giàu – phải, giàu hơn một vì vua –
Anh rèn tập trong từng thứ ơn.
Đúng vậy, chúng ta nghĩ rằng anh là mọi sự
Khiến chúng ta phải ao ước

phải chi mình được như anh ấy.
Vì vậy, khi chúng ta đi làm, rồi chờ cho đèn sáng,
Và đi làm không có thịt, rồi rủa sả bánh;
Còn Richard Cory, một tối yên tĩnh mùa kè kia,
Trở về nhà rồi cắm một viên đạn vào đầu mình.

4. Quí vị ơi, có Richard Cory ở chung quanh chúng ta đấy. Họ có sự giàu có, quyền lực, và địa vị, nhưng tách ra khỏi ân điển của Đức Chúa Trời thực sự họ chẳng có gì cả. Những gì quí vị có trong ân điển của Đức Chúa Trời là có giá trị hơn bất cứ điều chi thế gian ban hiến cho.

5. Giăng 1.16 chép: "Vả, bởi sự đầy dẫy của Ngài mà chúng ta đều có nhận được, và ơn càng thêm ơn".

6. Phaolô ao ước ơn nầy cho "hết thảy những ai thành thực kính mến Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta". Chúa Jêsus nói cho người Pharisi biết mạng lịnh lớn lao nhất là: "Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi" (Mathiơ 22.37).

Một người giàu có mất vợ mình khi đứa con duy nhứt của họ hãy còn nhỏ. Một bà vú được thuê đến để chăm sóc cho đứa nhỏ, nó chỉ sống đến tuổi thiếu niên mà thôi. Tan vỡ tấm lòng do sự mất mát lần thứ nhì, người cha đã qua đời một thời gian ngắn sau đó. Không còn một người thân, chẳng có di chúc nào, vì vậy nhà cầm quyền mới bán đấu giá tài sản của người nầy. Bà vú già rất nghèo, nhưng bà muốn mua một tấm ảnh của cậu bé đặt trong một cái khuôn rất xinh đẹp. Chẳng có ai muốn bức hình ấy, vì vậy bà ta đã mua nó có mấy xu mà thôi. Khi bà đánh bóng tấm kính lên. Có một tờ giấy lòi ra. Đây là di chúc của người chủ nhà, và trong đó ông nói rằng mọi sự giàu có của ông sẽ về tay người nào yêu mến con trai ông đủ để mua bức hình đó. Tài sản kế thừa của thiên đàng và những sự giàu có không hề cạn kiệt của tình yêu Đức Chúa Trời thuộc về hết thảy những ai tin cậy và yêu mến Con của Ngài.


Êphêsô 6:18-20: "Chiến Trường Cầu Nguyện"

Êphêsô – Những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra

Chiến trường cầu nguyện

Êphêsô 6:18-20

1. Có bao giờ quí vị tham quan một bãi chiến trường chưa? Từ cuộc bao vây Nội Chiến ở Vicksburg, Mississippi đến trận đánh sau cùng của quân Đức tại Leningrad trong Đệ II Thế Chiến, tôi đã đến tham quan nhiều nơi. Có điểm gì đó đặc biệt về một nơi mà ở đó người ta đánh nhau rồi gục chết…một điều gì đó gần như thánh khiết.

2. Nếu quí vị đang sống cho Đức Chúa Trời, quí vị đang có mặt trong một trận chiến. Đời sống của quí vị là một bãi chiến trường thuộc linh. Satan đang tấn công quí vị. Nếu quí vị không có một trận đánh nơi hai bàn tay của mình, thiệt là xấu hổ cho quí vị. Chúa Jêsus phán: "đầy tớ chẳng lớn hơn chủ mình" (Giăng 13.16; 15.20). Nếu Satan tấn công Chúa thì hắn sẽ tấn công quí vị đấy. Người nào đứng sát bên với vị chỉ huy, người ấy sẽ thấy trận đánh ở chỗ nóng nhất.

3. Mỗi tín đồ cần phải mặc lấy "mọi khí giới của Đức Chúa Trời". Hãy tưởng tượng một chiến binh đang chuẩn bị cho chiến trận xem. Chúng ta cần sợi DÂY NỊT LẼ THẬT, lẽ thật không sai sót của Đức Chúa Trời là tiêu chuẩn của chúng ta. Chúng ta cần ÁP GIÁP CÔNG BÌNH, sự công bình thực tế của một đời sống thánh khiết, thanh sạch. Chúng ta cần GIÀY BÌNH AN, sự bình an của Đức Chúa Trời thắng hơn sự ngã lòng. Chúng ta cần THUẪN ĐỨC TIN chống đỡ những tên lửa nói dối của Satan. Chúng ta cần MÃO CỨU RỖI, lòng tin cậy sự đắc thắng tối hậu thuộc về chúng ta. Chúng ta cần GƯƠM CỦA THÁNH LINH, Lời hằng sống, đầy quyền phép của Đức Chúa Trời.

4. Mặc lấy "mọi khí giới của Đức Chúa Trời" không phải là trận chiến, đây là sự chuẩn bị cho trận chiến. Trận chiến được thấy trong câu 18. Trận chiến là sự cầu nguyện. Chúng ta không "đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy". Chúng ta đánh trận như thế nào với họ? Bằng sự cầu nguyện. Đạo binh của Đấng Christ cứ tiến bước trên hai đầu gối của họ. Một số người trong chúng ta sở dĩ bị đánh bại là vì chúng ta chưa ở trong trận chiến. Chúng ta đã mặc lấy vũ khí nhưng chưa bắt đầu đánh trận. Hai phân đoạn Kinh thánh Cựu Ước minh hoạ rất đẹp cho chỗ cầu nguyện trong trận chiến thuộc linh.

* Trước tiên chúng ta đến với Xuất Êdíptô ký 17.8-16. Khi Israel vào trong Đất Hứa, một kẻ thù có tên là Amaléc ra mặt chống nghịch họ. Môise bảo Giô-suê đem quân đánh hắn trong trũng, còn ông sẽ "đứng nơi đầu nỗng" với "gậy của Đức Chúa Trời trong tay". Bao lâu Môise "giơ tay lên… dân Israel thắng hơn". Khi ông mỏi tay, họ đặt ông ngồi trên một tảng đá. Arôn và Hurơ đỡ lấy hai cánh tay ông. Một số chiến binh đã nói: "Môise ơi, sao ông không xuống đây mà đánh trận". Môise sẽ đáp: "Ta đang chiến đấu đây". Trận chiến đã thắng ở chỗ nào? Trong trũng hay trên núi? Satan không lo chúng ta hát bao nhiêu bài, chúng ta giảng bao nhiêu bài, chúng ta dâng bao nhiêu tiền hay nhà thờ mới có xinh đẹp hay rộng lớn chừng nào. Hắn chế giễu mọi nổ lực của chúng ta. Hắn khinh dễ mọi sự cam kết của chúng ta … thế nhưng hắn sợ lời cầu nguyện của chúng ta. Nếu hắn giữ chúng ta không "giơ hai bàn tay lên" hắn sẽ đánh bại chúng ta.

* Thứ hai, chúng ta hãy mở ra ở Đaniên 10.10-15. Đây là một tiểu đoạn rất kín nhiệm. Đaniên đã cầu nguyện, khóc lóc và kiêng ăn trải "ba tuần lễ trọn" (câu 2). Ông không nhận được một câu trả lời nào. Trong câu 9, chúng ta học biết lý do tại sao! Một thiên sứ đến bảo ông rằng khi ông bắt đầu cầu nguyện lần đầu tiên "những lời ngươi đã được nghe" và Ngài đã đến "vì cớ lời nói của ngươi [của ông]". Tuy nhiên, "vua nước Phe-rơ-sơ" đã ngăn trở thiên sứ trong "hai mươi mốt ngày". Khi ấy "Mi-ca-ên" một trong các thiên sứ trưởng đã đến để "giúp đỡ" ông. Êphêsô 6.12 chép chúng ta: "đánh trận…cùng chủ quyền, cùng thế lực". Chúa Jêsus đã phán với Satan khi Ngài phán với Phierơ: "Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau ta!" (Mathiơ 16.23). Khi tôi cầu nguyện về nhiều việc, Đức Chúa Trời sai các thiên sứ Ngài đến giúp đỡ tôi! Khi tôi cầu nguyện, cuộc chiến đã được định liệu trên các từng trời! Kinh thánh dạy rằng chúng ta có "những thiên sứ phục vụ". Có nhớ khi Hội thánh cầu nguyện cho Phierơ được thả ra khỏi tù không? (Công vụ các Sứ đồ 12.5-8, 17).

5. Cầu nguyện là vũ khí của chúng ta trong chiến trường thuộc linh. Chúng ta sẽ xem xét sáu đòi hỏi cho sự cầu nguyện trong trận chiến thuộc linh được tóm tắt trong phân đoạn Kinh thánh hôm nay.

I. Chiến trận thuộc linh đòi hỏi sự cầu nguyện liên tục (câu 18a).

A. "Cầu nguyện luôn" không có ý nói "luôn luôn thốt ra những lời cầu nguyện". Chúa Jêsus phán chúng ta đừng "đừng dùng những lời lặp vô ích như người ngoại" (Mathiơ 6.7). Thay vì thế, chúng ta cần phải sống trong mối tương giao thường trực với Đức Chúa Trời. Cho nên cầu nguyện luôn không phải là phát ra nhiều lời, mà là thái độ của tấm lòng. Warren Wiersbe nói cầu nguyện luôn có nghĩa là "không cho người nhận máy điện thoại gác ống nghe". Thomas Kelley đã viết trong quyển Testimonies of Devotion [Những bằng chứng về sự tin kính]:

"Có một cách sắp đặt đời sống lý trí của chúng ta hơn là cứ dặm chân ở một cấp độ. Trên một cấp độ, chúng ta có thể suy nghĩ, bàn bạc, xem xét, tính toán và làm thoả mọi đòi hỏi của công việc bề ngoài. Nhưng sâu lắng ở bên trong, ở đàng sau bối cảnh, ở một cấp độ sâu sắc hơn, chúng ta cũng có thể ở trong sự cầu nguyện và tôn kính, ca hát và thờ phượng, và tiếp nhận dịu dàng những sự hà hơi thiêng liêng " (Hughes, trang 251).

B. Trong thời của Phao-lô, người Do thái đã cầu nguyện rất đặc biệt, được phân chia thành nhiều lần mỗi ngày. Với sự đến của Cơ đốc giáo, các tín đồ đầu tiên thường nhấn mạnh tinh thần "cầu nguyện luôn" chớ không chỉ vào các thời điểm nào đó thôi. Thực vậy, có một số phân đoạn Kinh thánh Tân Ước nói tới vấn đề nầy:

1. Công vụ các Sứ đồ 2.42 chép: "Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện".

2. Rôma 12.12 chép chúng ta cần phải "vui mừng trong sự trông cậy, nhịn nhục trong sự hoạn nạn, bền lòng mà cầu nguyện".

3. Phi-líp 4.6 chép: "Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời".

4. Cô-lô-se 4.2 chép: "Phải bền đổ và tỉnh thức trong sự cầu nguyện, mà thêm sự tạ ơn vào".

5. I Têsalônica 5.17 chép: "cầu nguyện không thôi".

C. "Cầu nguyện luôn" có ý nói đem mọi sự đến với Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện. Khi chúng ta kinh nghiệm một ơn phước, chúng ta dừng lại để cảm tạ Ngài. Trong sự cám dỗ/sự giải cứu, gặp gỡ một người bị hư mất/được cứu-dạn dĩ, gặp rắc rối/ sự bảo hộ, trong bịnh tật/chữa lành. Quan niệm về "cầu nguyện luôn" được trình bày rất rõ ràng ở Cô-lô-se 3.2: "Hãy ham mến các sự ở trên trời, đừng ham mến các sự ở dưới đất".

D. "Cầu nguyện luôn" là sống trong lúc bây giờ với một sự tỉnh thức sáng suốt về cõi đời đời. II Cô-rinh-tô 10.5 mô tả cầu nguyện như: "đánh đổ các lý luận, mọi sự cao tự nổi lên nghịch cùng sự hiểu biết Đức Chúa Trời, và bắt hết các ý tưởng làm tôi vâng phục Đấng Christ".

E. "Cầu nguyện luôn" không phải là một việc dành cho các tín hữu tin kính nhất hay thuộc linh nhất. Nó được dành cho tất cả chúng ta. Không một miễn trừ nào cả.

II. Chiến trận thuộc linh đòi hỏi lời cầu nguyện đa dạng (câu 18b).

A. Chúng ta cần phải cầu nguyện với "đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin". Bản Kinh thánh NIV dịch chỗ nầy là: "đủ mọi loại cầu nguyện và mong muốn". Bản Kinh thánh NCV đề cập điều nầy như sau: "đủ loại cầu nguyện, cầu xin mọi điều bạn đang cần". Nếu chúng ta "cầu nguyện luôn" chúng ta sẽ gặp gỡ nhiều tình huống khác nhau cần có đủ thứ cầu nguyện khác nhau: tội lỗi/xưng tội, được phước/cảm tạ, quan tâm/cầu thay, thờ phượng/tôn kính.

B. Từ Hy lạp dùng cho "cầu nguyện" ở đây đề cập tới những lời thỉnh cầu, mong muốn chung. Từ ngữ dùng cho "nài xin" đề cập tới những thỉnh cầu đặc biệt. Chúng ta cần phải cầu nguyện "luôn" với "đủ" thứ cầu nguyện. Chúng ta cần phải cầu nguyện riêng và chung. Chúng ta cần phải cầu nguyện bằng cách nói ra lời và yên lặng. Chúng ta cần phải cầu nguyện bằng kêu la lớn tiếng và những tiếng thì thầm êm dịu. Chúng ta cần phải cầu nguyện với hai bàn tay giơ lên cao và với hai bàn tay nắm lại. Chúng ta cần phải cầu nguyện với tư thế đứng, ngồi, quì gối và nằm xuống đất. Chúng ta cần phải cầu nguyện với sự cân nhắc, kiên quyết và không bị kềm chế gò bó. Chúng ta cần phải cầu nguyện mặt hướng về thiên đàng và phủ phục dưới sàn nhà. Phao-lô đã nói trong I Ti-mô-thê 2.8: "Vậy, ta muốn những người đàn ông đều giơ tay thánh sạch lên trời, mà cầu nguyện khắp mọi nơi, chớ có giận dữ và cãi cọ".

C. "Cầu nguyện luôn với đủ thứ cầu nguyện và nài xin" có ý nói rằng từng phần trong đời sống của chúng ta phải dầm thấm trong sự cầu nguyện.

III. Chiến trận thuộc linh đòi hỏi lời cầu nguyện được dẫn dắt bởi Đức Thánh Linh (câu 18c).

A. Chúng ta cần phải "nhờ Đức Thánh Linh" mà cầu nguyện. Có bao giờ quí vị có một sự khao khát muốn cầu nguyện và chẳng khởi sự được không? Có bao giờ quí vị bắt đầu cầu nguyện nhưng lại kết thúc sau đó vài phút vì quí vị không nhớ những việc phải nói? Hết thảy chúng ta đều rơi vào trường hợp đó. Thật là không đủ lời để cầu nguyện, chúng ta phải "nhờ Đức Thánh Linh" mà cầu nguyện.

B. Cầu nguyện "trong Thánh Linh" có nghĩa gì? Đơn giãn thôi, ấy là để cho Đức Thánh Linh dẫn dắt quí vị khi quí vị cầu nguyện. Chúng ta hãy mở ra ở Rôma 8.26-27. Điều nầy cho chúng ta biết rằng Đức Thánh Linh biết rõ "những sự yếu đuối" của chúng ta. Ngài biết rõ "chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng". Chúng ta không làm phiền Đức Chúa Trời đâu! Ngài vốn biết rõ chúng ta chẳng biết phải cầu nguyện như thế nào cho xứng đáng, vì vậy Ngài sai Đức Thánh Linh đến dẫn dắt chúng ta!

C. Đức Thánh Linh "cầu thay" cho chúng ta khi chúng ta không biết phải cầu xin điều gì!?! Ngài cầu thay cho chúng ta "với sự thở than không thể nói ra được". Tôi nghĩ đây là ý niệm nói tới sự yên lặng hoàn toàn trước mặt Đức Chúa Trời. Thi thiên 46.10 chép: "Hãy yên lặng, và biết rằng Ta là Đức Chúa Trời". Không phải là: "Lạy Chúa, xin lắng nghe tôi tớ Ngài đang nói" mà là "Lạy Chúa, xin hãy phán, tôi tớ Ngài đang lắng nghe".

D. Đức Thánh Linh là một thế lực mạnh mẽ trong sự cầu nguyện. Giu-đe 20 chứa ý niệm đó: "Hỡi kẻ rất yêu dấu, về phần anh em, hãy tự lập lấy trên nền đức tin rất thánh của mình, và nhân Đức Thánh Linh mà cầu nguyện". Tôi đã nghe Adrian Rogers định nghĩa cầu nguyện trong Thánh Linh giống như điều nầy: "Đức Thánh Linh tìm kiếm một sự khao khát trong tấm lòng của Đức Chúa Cha rồi phán dạy điều đó cho tấm lòng chúng ta. Khi ấy chúng ta cầu nguyện trở lại và Đức Thánh Linh chuyển lời cầu nguyện đó cho Đức Chúa Cha trong quyền phép của thập tự giá".

E. Có hai sự cố siêu nhiên đã diễn ra khi chúng ta “nhờ Đức Thánh Linh” mà cầu nguyện.

1. Thứ nhứt, Đức Thánh Linh cho chúng ta biết phải cầu nguyện điều gì. Tách rời khỏi Đức Thánh Linh, những lời cầu nguyện của chúng ta bị hạn chế trong cách lý luận của chính chúng ta. Tuy nhiên, khi chúng ta tìm cách để cho Ngài dẫn dắt, Ngài sẽ định liệu các vấn đề cần có trong tấm lòng của chúng ta. Khi quí vị không biết phải cầu nguyện điều gì, hãy yên lặng.

2. Thứ hai, Đức Thánh Linh ban năng lực cho những lời cầu nguyện của chúng ta. Ngài ban sức lực, quyền phép, và sự tin quyết khi chúng ta mệt mõi và yếu đuối.

IV. Chiến trận thuộc linh đòi hỏi lời cầu nguyện tỉnh thức (câu 18d).

A. Hãy gạch dưới cụm từ "tỉnh thức" hay "phải cảnh giác" trong quyển Kinh thánh của quí vị. Nó có ý nói chúng ta cần phải cầu nguyện với hai con mắt mở ra. Chúng ta cần phải cảnh giác khi chúng ta cầu nguyện vì những cuộc tấn công của kẻ thù chúng ta. Chúng ta hãy chú ý ba hình ảnh trong Kinh thánh.

1. Khi Nêhêmi trở về thành Jerusalem để tái thiết lại các bức tường, ông đã bị tấn công cả bên trong lẫn bên ngoài. Ông đã đạt được chiến thắng bằng cách cầu nguyện và tỉnh thức. Ông đã nói trong Nêhêmi 4.9: "Nhưng chúng tôi cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời chúng tôi, và lập kẻ ngày và đêm canh giữ họ".

2. Khi Chúa Jêsus phán về thời điểm Ngài tái lâm, Ngài bảo các môn đồ trong Mác 13.33: "Hãy giữ mình, tỉnh thức; vì các ngươi chẳng biết kỳ đó đến khi nào". Chúng ta cần phải tỉnh thức đối với sự tái lâm của Ngài.

3. Khi bước vào vườn trong đêm Ngài bị nộp, Ngài phán cùng các môn đồ: "Hãy tỉnh thức và cầu nguyện, để các ngươi khỏi sa vào chước cám dỗ; tâm thần thì muốn lắm, mà xác thịt thì yếu đuối" (Mác 14.38). Chúng ta biết Phierơ đã đi ngủ khi lẽ ra ông phải cầu nguyện.

B. Chúng ta cần phải “tỉnh thức” khi cầu nguyện vì kẻ thù sẽ tìm cách lôi cuốn chúng ta. Cầu nguyện là tranh chiến. Đây là một chiến trận. Satan sử dụng những chiến lược đánh lạc hướng. Huấn luyện viên của tôi thường nói: "hãy chăm chú vào trận đấu". Đúng là một ý niệm hay!

V. Chiến trận thuộc linh đòi hỏi sự cầu nguyện bền đỗ (câu 18e).

A. Chúng ta cần phải cầu nguyện "với sự bền đỗ trọn vẹn". Không những chúng ta cầu nguyện trong một thời gian dài, nhưng chúng ta nhớ "nài xin" về những nhu cần đặc biệt. Chúng ta cần phải giữ sự cầu nguyện về những vấn đề đặc biệt. Nhiều lần chúng ta bỏ cầu nguyện trước khi chúng ta nhận được câu trả lời.

B. Cầu nguyện "với sự bền đỗ trọn vẹn" có nghĩa là "bám sát, không từ bỏ". Hội thánh đầu tiên đã cầu nguyện và đã nhìn thấy Phierơ được phóng thích ra khỏi nhà tù. Rom.12.12 chép chúng ta cần phải "bền lòng mà cầu nguyện". Cô-lô-se 4.2 chép: "Phải bền đổ và tỉnh thức trong sự cầu nguyện…"

C. Cầu nguyện "với sự bền đỗ trọn vẹn" không có nghĩa là chúng ta đang tìm cách buộc Đức Chúa Trời phải làm một việc gì đó. Thay vì thế, cầu nguyện như thế có nghĩa là chúng ta cần phải đương lấy đến nỗi chúng ta không thể yên nghỉ cho tới chừng nào chúng ta nhận được câu trả lời của Đức Chúa Trời. Robert Law đã viết: "Cầu nguyện không phải là đưa ý muốn của con người lên trời; mà cầu nguyện là làm cho ý muốn của Đức Chúa Trời được thực thi ở trên đất". Cầu nguyện không làm thay đổi tâm ý của Đức Chúa Trời, mà là nhận biết tâm ý của Đức Chúa Trời.

D. Cầu nguyện "với sự bền đỗ trọn vẹn" có nghĩa là cứ giữ sự cầu nguyện cho tới khi chúng ta có câu trả lời hay cho tới chừng chúng ta cảm thấy Đức Thánh Linh thốt ra.

VI. Chiến trận thuộc linh đòi hỏi sự cầu thay (câu 18-20).

A. Chúng ta cần phải cầu thay cho tất cả tín đồ (câu 18e).

1. Phao-lô nói chúng ta cần phải cầu nguyện "cho hết thảy các thánh đồ". Bài Cầu nguyện mẫu không bắt đầu "Lạy Cha của tôi" mà là "Lạy Cha chúng tôi". Giống như Kinh thánh kêu gọi chúng ta phải cầu nguyện nhiều về các nhu cần thuộc linh hơn là các nhu cần thuộc thể, Kinh thánh kêu gọi chúng ta phải cầu thay cho nhiều người khác hơn là cho chính mình.

2. Trong nhiều lời cầu nguyện của Phao-lô đã được ghi lại trong Tân Ước, ông hiếm khi nhắc tới bản thân ông hay các nhu cần của ông. Ông rất thường cầu thay cho nhiều người khác. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy trong câu kế tiếp, ông đã chẳng phiền yêu cầu nhiều người khác cầu thay cho ông.

3. Một tín đồ mạnh khoẻ về mặt thuộc linh luôn trước tiên nhắm tới lợi ích của nhiều người khác. Ưu tiên một của ông trong sự cầu nguyện là sự sống thuộc linh mạnh khoẻ của anh chị em trong Chúa. Mặt khác, một tín đồ chưa trưởng thành, chưa đủ mạnh cầu nguyện chủ yếu là về các nhu cần của mình.

4. Samuên nói với dân Israel: "Còn ta đây, cũng chẳng phạm tội cùng Đức Giê-hô-va mà thôi cầu nguyện cho các ngươi" (I Samuên 12.23).

5. Trong Rôma 15.30 Phao-lô nói: "Vậy, hỡi anh em, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, và nhờ sự yêu thương sanh bởi Đức Thánh Linh, tôi khuyên anh em phải cùng tôi chiến đấu trong những lời cầu nguyện mà anh em vì tôi trình cùng Đức Chúa Trời".

B. Chúng ta cần phải cầu thay cho quí Mục sư và các cấp lãnh đạo (câu 19a).

1. Ở đây Phao-lô nói "cũng hãy vì tôi", "xin đặc biệt cầu thay cho tôi".

2. Ông yêu cầu họ cầu nguyện để khi ông "mở miệng ra" – khả năng nói y như Đức Chúa Trời nhờ ông nói vậy. Nếu Phao-lô còn cần những lời cầu nguyện của dân sự, quí Mục sư và các cấp lãnh đạo của Hội thánh ngày nay còn cần nhiều hơn là dường nào.

3. Quí Mục sư đặc biệt cần những lời cầu nguyện của quí vị. Tôi muốn nhơn cơ hội nầy yêu cầu quí vị cầu nguyện đặc biệt mỗi ngày cho tôi. Cũng hãy cầu nguyện cho ban trị sự, các cấp lãnh đạo, những vị giáo viên cùng những giáo sĩ của chúng ta.

Tôi đã đọc một câu chuyện có thực tuần nầy về một vị Mục sư mới đây đã đi du lịch bằng máy bay. Ông để ý thấy người ngồi hai ghế đang lần mở từng tấm thẻ nhỏ và đôi môi ông ta mấp máy. Người ấy trông rất sành sõi với hàm râu dê và mái tóc màu nâu xám. Tưởng chừng như ông ta là một tín hữu, vị Mục sư nghiêng người qua nói: "Tôi thấy hình như ông đang học thuộc câu gì đó", ông ta đáp: "Không, tôi đang cầu nguyện". Vị Mục sư tự giới thiệu: "Tôi cũng tin sự cầu nguyện nữa". Người kia nói với hàm râu dê: "Ồ phải đấy, tôi có một sự phân công rất đặc biệt". Mục sư hỏi: "Việc gì thế?" "Tôi đang cầu thay cho sự suy sụp của các vị Mục sư Cơ đốc". Mục sư nói: "Chắc chắn tôi có ở trong mấy cái thẻ kia, có tên tôi trong danh sách đó không?" Người kia đáp: "Không có trong danh sách của tôi" (Common Ground, Vol. 10 No. 7).

C. Chúng ta cần phải cầu thay để có sự dạn dĩ (các câu 19b-20).

1. Phao-lô đã yêu cầu Hội thánh cầu xin điều chi vậy? Ông không yêu cầu họ cầu xin sự chữa lành, yên ủi hay ủng hộ về tài chính, ông yêu cầu họ cầu nguyện "để khi tôi mở miệng ra, Chúa ban cho tôi tự do mọi bề, bày tỏ lẽ mầu nhiệm của đạo Tin Lành".

2. Niềm hy vọng của ông, ấy là những lời cầu nguyện của họ sẽ giúp cho ông được dạn dĩ khi Satan thử thách ông phải im lặng về Chúa Jêsus. Ông cần những sự tiếp trợ trong trận đánh riêng tư của ông chống lại Satan.

3. Khi viên sĩ quan cảnh sát thực hiện một cú gọi trong khu vực đang bị đe doa, ông cần có sự yễm trợ. Đấy là điều mà sự cầu nguyện cho nhau đang làm. Chúng ta cần có sự yễm trợ để được sự dạn dĩ.

4. Một trong những lời cầu nguyện ưu tiên của Hội thánh đầu tiên là xin cho được sự dạn dĩ. Công vụ các Sứ đồ 4.29,31 chép: "Nầy, xin Chúa xem xét sự họ ngăm dọa, và ban cho các đầy tớ Ngài rao giảng đạo Ngài một cách dạn dĩ … Khi đã cầu nguyện, thì nơi nhóm lại rúng động; ai nấy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn dĩ".

5. Lời cầu nguyện đầu tiên xin cho Hội thánh của chúng ta và cho chúng tôi như những cá nhân phải là chúng tôi sẽ được nói năng "cách dạn dĩ" giống như Chúa vậy. II Cô-rinh-tô 3.12 chép: "Vậy, chúng ta có sự trông cậy dường ấy, nên được rất tự do".

6. Giảng dạy và làm chứng không phải là đánh trận. Đánh trận là sự cầu nguyện. Giảng dạy và làm chứng đang tuyển lựa các chiến lợi phẩm đã đoạt được trong trận đánh ở ngoài mặt của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời.

Loài nai hấp dẫn tôi. Mỗi năm những con nai to lớn đấu với con đực đồng thời với chúng để dành quyền sinh con. Thường thì con nai với cặp gạc lớn thắng trận. Những con nai cái nhận được gì từ những con nai đực to lớn kia? Tính di truyền, chắc chắn là thế. Những nhà nghiên cứu đời sống hoang dã cho chúng ta biết, mặc dù chủ yếu chúng đến chỉ để ăn thứ thức ăn ngon nhất. Cũng vậy trong chiến trường thuộc linh. Khi chúng ta trưởng dưỡng bằng Lời của Đức Chúa Trời và cầu nguyện, chúng ta đã sẵn sàng cho trận đánh khi nó đến.

Êphêsô 6:16-17: "Chuẩn Bị Cho Chiến Trận - Phần 2"

Êphêsô – Những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra

Chuẩn bị cho chiến trận – Phần 2

Êphêsô 6.16-17

1. Người lính kia bước ra khỏi chiếc xe bằng sắt rồi đưa ra lời thách thức là một cảnh tượng rất khó tin. Anh ta chỉ cao có 9 feet – một gã khỗng lồ giữa những người khác. Trọng lượng của anh ta khoảng 400 pounds và bên dưới làn da của anh ta, người ta có thể thấy được những bắp thịt cuồn cuộn. Anh ta mặc một "chiếc áo giáp" nặng khoảng 125 pounds. Anh ta mang một cây giáo dài chừng 14 feet và mũi sắt của nó nặng chừng 15 pounds – giống như cây sào của vận động viên nhảy sào vậy. Mặc dù cây giáo dài như thế, nó chỉ nặng chừng 30 pounds. Dĩ nhiên, tôi đang nói về nhân vật nổi tiếng đến từ xứ Gát, gã khỗng lồ Gô-li-át. Khi thiếu niên chăn chiên, David bước ra đánh nhau với hắn, Vua Saulơ đã ban cho David bộ khí giáp của nhà vua. Khi David thử mặc chúng, chàng nói: "Tôi không thể đi đứng với các thứ nầy, vì tôi chẳng mặc chúng đâu". Quí vị biết rõ câu chuyện rồi. David đã sử dụng nhiều thứ khí giới khác nhau với một chiến lược khác nhau. Kết quả rất đáng ngạc nhiên và tên khỗng lồ kia ngã chết. David gạt bỏ thứ khí giáp thông thường và đã chọn y phục và các thứ khí giới thích ứng cho cuộc chiến thật đặc biệt của mình.

2. Chúng ta đánh trận với một kẻ thù còn to lớn hơn và thông minh hơn gã khỗng lồ Philitin kia nhiều lắm. Giống như David, chúng ta không sử dụng các thứ vũ khí thông thường để đánh nhau với một kẻ thù đường bệ kia. Phaolô đã nói trong câu 12: "Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết". Nếu Đức Chúa Trời chỉ cho phép chúng ta một cái nhìn thoáng qua kẻ thù, nếu chúng ta trong một phút quan sát Lucifer cùng các lực lượng đạo binh ma quỉ của hắn, chúng ta sẽ thôi không đánh nhau với hắn bằng sức riêng của mình cho đến đời đời. Chúng ta sẽ chạy đến kho khí giới của Đức Chúa Trời rồi khoác vào "mọi khí giới của Đức Chúa Trời" để chúng ta có thể "đứng vững" và đánh trận trong "ngày tội ác".

3. Phaolô nói trong cả câu 11 và câu 13 rằng chúng ta cần phải mặc lấy "mọi khí giới của Đức Chúa Trời" hầu cho chúng ta “sẵn sàng chiến đấu” chớ không hàng phục đối với kẻ thù của mình. Tuần qua, chúng ta đã xem xét ba thứ khí giới đầu tiên trong 6 thứ thuộc bộ khí giới của Cơ đốc nhân. Chúng ta hãy xem xét chúng một lần nữa một cách vắn tắt rồi kế đó hãy đào sâu vào ba thứ khí giới sau cùng.

A. Thứ nhứt, có DÂY NỊT LẼ THẬT. Chúng ta cần phải dầm thấm trong lẽ thật tuyệt đối của Lời Đức Chúa Trời. Chúng ta phải học thuộc lòng Kinh thánh để chúng ta có thể nói với kẻ thù: "Như có chép rằng…" giống như Chúa Jêsus đã nói khi Ngài bị cám dỗ. Chúng ta cũng cần đến lẽ thật thực tế. Chúng ta phải trở thành hạng người nói ra lẽ chơn thật và sống một phong cách sao cho đáng tin cậy.

B. Thứ hai, có ÁO GIÁP CÔNG BÌNH. Điều nầy chắc chắn không phải là sự tự xưng công bình với những việc làm hay không nên làm chiếu theo luật pháp. Đây không phải là sự công bình gán ghép vì Đức Chúa Trời không bảo chúng ta phải mặc lấy những gì Ngài đã mặc cho chúng ta rồi. Thay vì thế, ở đây đề cập tới sự công bình thực tế, canh giữ tấm lòng của chúng ta chống lại tội lỗi.

C. Thứ ba, có GIÀY BÌNH AN. Rôma 5.1 bảo chúng ta rằng khi chúng ta được cứu chúng ta đã nhận lãnh "sự hoà thuận với Đức Chúa Trời". Tuy nhiên, chỉ nhờ vào sự cầu nguyện mà chúng ta mặc lấy "sự bình an của Đức Chúa Trời" (Phi-líp 4.6-7).

I. Thuẫn đức tin (câu 16).

Trong một thời gian dài, tôi thấy mình bị cuốn vào những câu chuyện nói về các tù binh chiến tranh từ cuộc chiến ở Việt Nam. Trong nhiều người còn sống sót qua những kinh khiếp cuộc đời phu tù của họ, hầu hết mọi người đều có hai việc chung nhất. Họ đã phát triễn một cái thuẫn lý trí và họ kiên trì nắm giữ những gì họ biết là sự thật. Mỗi ngày người Bắc Việt nam sẽ phát lớn những cái loa tuyên truyền của họ. Họ nói với những người Mỹ nầy rằng chính phủ của họ là đồi bại, rằng quân đội đã lìa bỏ họ, rằng những người vợ của họ đã ly dị họ và đã tái hôn. Những tù nhân dũng cảm nầy đã phát triễn nhiều phương thức khác nhau để loại bỏ những lời dối trá. Một người là một tay dương cầm. Anh ấy đã chơi những buổi hoà nhạc trong lý trí của mình. Người khác là một tay kiến trúc, anh phác hoạ ra hàng trăm toà nhà trong đầu của mình. Cũng có người khác là một tay chơi golf. Mỗi ngày anh ta đã chơi trong lý trí những lần đánh golf. Họ đã loại bỏ những lời dối trá của kẻ thù với những cái thuẫn lý trí của họ và đã đánh trận với những lời nói dối bằng cách tự nhắc nhớ đến lẽ thật. Họ đã thôi không đánh trận bằng vũ khí thực nữa, nhưng không hề thôi dự một trận chiến của lý trí và tâm linh. Đấy là những gì mỗi tín đồ đang làm trong chiến trận thuộc linh.

A. Thuẫn của người tin Chúa là sự nương cậy cá nhân của mình nơi Chúa Jêsus.

1. Những binh lính La mã đã sử dụng hai loại thuẫn. Một là nhỏ và nhẹ. Khi đánh nhau họ cầm thuẫn nầy nơi tay. Còn thứ kia được gọi là scutum hay thuẫn chiến đấu cao khoảng 4 feet rưỡi và rộng khoảng 2 feet rưỡi. Thuẫn nầy có kích cỡ của cánh cửa nhỏ. Câu nói đời xưa cho rằng "bạn trở về từ chiến trường, một là với cái thuẫn hay là nằm trên cái thuẫn đó".

2. Thuẫn được chế tạo bằng cây ép lại bọc bằng da thô và đính kim loại ngoài rìa mép của nó. Thường có một sự trang trí bằng sắt ở ngoài mặt. Chúng phải lớn như thế để người ta có thể quì gối xuống và nép người ở đàng sau nó.

3. Những cái thuẫn nầy cũng được kết lại với nhau để hình thành một bức tường di động. Để đánh mạnh vào cổng thành, chúng phải được kết lại với nhau tạo thành một "bức màn sắt" cung ứng sự bảo hộ phía trên cao. Kinh thánh sử dụng một cái “thuẫn” như thế làm hình bóng cho “đức tin”.

4. Phaolô nói "nhờ đó" hay "thêm vào" với dây nịt lẽ thật, áp giáp công bình và giày bình an, quí vị cũng cần đến "thuẫn đức tin" nữa.

5. Đức tin” là gì. Đề tài ở đây không phải là "đức tin" – bộ tín điều Cơ đốc mà là đức tin cá nhân, lòng tin cậy của chúng ta nơi Đức Chúa Trời, tin tưởng những gì Đức Chúa Trời đã phán và phục theo chúng.

6. Mỗi người, tin Chúa hay không tin Chúa đều thực thi đức tin. Chúng ta có đức tin rằng cây cầu sẽ không sụp xuống bên dưới chúng ta, rằng đồ ăn trong một nhà hàng sẽ không bị độc, rằng một chiếc ghế sẽ chịu được trọng lượng của chúng ta, rằng chiếc phi cơ sẽ không bị rơi xuống đất.

7. "Thuẫn" chống lại sự tấn công của ma quỉ là đức tin của chúng ta nơi Đức Chúa Trời sẽ giữ các lời hứa của Ngài, rằng Ngài sẽ thành tín đối cùng chúng ta.

8. Trong một vài phân đoạn, Kinh thánh chép: "Người công bình thì sống bởi đức tin". II Cô-rinh-tô 5.7 chép: "vì chúng ta bước đi bởi đức tin, chớ chẳng phải bởi mắt thấy". Hình ảnh của Chúa là cái thuẫn của những người có lòng tin cậy Ngài được thấy có trong nhiều, nhiều phân đoạn Kinh thánh. Sau đây là vài phân đoạn ấy:

a. In Sáng thế ký 15.1: Đức Giêhôva phán với Ápraham: "Hỡi Ap-ram! ngươi chớ sợ chi; ta đây là một cái thuẫn đỡ cho ngươi; phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn".

b. II Samuên 22.31 chép: "Còn Đức Chúa Trời, các đường của Ngài vốn là trọn vẹn, Lời của Đức Giê-hô-va là tinh tường. Ngài là cái thuẫn cho mọi người nương náu mình nơi Ngài" (đối chiếu Thi thiên 18.30).

c. Thi thiên 3.3 chép: "Nhưng, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là cái khiên chở che tôi; Ngài là sự vinh hiển tôi, và là Đấng làm cho tôi ngước đầu lên".

d. Thi thiên 5.12 chép: "Vì hỡi Đức Giê-hô-va, chính Ngài sẽ ban phước cho người công bình, lấy ơn vây phủ người khác nào bằng cái khiên".

e. Thi thiên 91.4 chép: "Ngài sẽ lấy lông Ngài mà che chở ngươi, và dưới cánh Ngài, ngươi sẽ được nương náu mình; Sự chân thật Ngài là cái khiên và cái can của ngươi".

f. Thi thiên 119.114 chép: "Chúa là nơi ẩn náu và cái khiên của tôi; Tôi trông cậy nơi lời Chúa".

g. Châm ngôn 2.7 chép: "Ngài dành ơn cứu rỗi cho người ngay thẳng; Ngài là thuẫn đỡ của người làm theo sự đoan chánh".

h. Châm ngôn 30.5 chép: "Các lời của Đức Chúa Trời đều đã thét luyện: Ngài là cái thuẫn đỡ cho người nương cậy nơi Ngài".

B. Những mũi tên của kẻ thù là những sự cám dỗ để không tin theo Chúa Jêsus.

1. Câu 16 cũng nói rằng với cái "thuẫn đức tin" chúng ta có khả năng "dập tắt được các tên lửa của kẻ dữ". "Tên lửa" là gì? “Dập tắt” chúng, nói như thế là nghĩa gì?

2. Trong thời của Phaolô, những mũi tên của các cung thủ thường được quấn bằng vải nhúng trong dầu thô. Loại dầu nầy có thể bắt lửa và mũi tên sẽ được bắn vào kẻ thù. Khi trúng đích, dầu sẽ vung vảy ra và đốt cháy bất cứ thứ chi chậm bắt lửa.

3. Những cái thuẫn rộng của người La mã đặc biệt có hiệu quả trong việc ngăn chặn các mũi tên đang hực lửa kia. Phải nói rằng trong cơn sôi động của chiến trường, những cái thuẫn thường bị phủ dày với những mũi tên bốc khói giống như mấy con nhím vậy.

4. Mỗi ngày Satan cùng với các tay sai gian ác của hắn phóng ra hàng tá "tên lửa" vào chúng ta. Trong cả cuộc đời của chúng ta là những tín đồ, chúng ta đối diện với hàng trăm ngàn mũi tên hực lửa từ địa ngục. Chúng ta hãy xem xét các trường hợp sau:

a. Satan bắn mũi tên THẤT VỌNG. Quí vị đã thành hôn một vài năm và cảm thấy không thoả lòng trong mối quan hệ. Tuy nhiên, Lời của Đức Chúa Trời dạy chúng ta rằng bất cứ một cuộc hôn nhân nào có thể xuông xẻ nếu chúng ta áp dụng các nguyên tắc của Kinh thánh.

b. Satan bắn mũi tên TƯ DỤC. Hết thảy quí vị nào sống một mình trong phòng motel và có phim khiêu dâm chiếu trên TV… bạn cùng làm việc với quí vị dường như hấp dẫn và hiểu biết nhiều hơn người bạn đời của mình … Lời của Đức Chúa Trời phán đấy là tội lỗi và nó có thể hủy diệt đời sống của quí vị.

c. Satan bắn mũi tên NGHI NGỜ. Quí vị đã trải qua một cuộc ly dị… quí vị đã mất việc làm… quí vị đang đối diện với bịnh tật ghê khiếp… quí vị đang thắc mắc: "Đức Chúa Trời chẳng quan tâm sao?" Ngôi Lời dạy chúng ta rằng hầu hết mọi cơn thử thách đều đến từ những sự chọn lựa nghèo nàn của chính chúng ta. Đức Chúa Trời vẫn yêu thương đồng đi với chúng ta qua trũng bóng chết.

d. Satan bắn mũi tên CHỈ TRÍCH, PHÊ BÌNH. Đôi khi Satan sử dụng anh chị em của chúng ta để bắn những tên lửa gây chết chóc của hắn. Thi thiên 64.3 chép: "Chúng nó đã mài lưỡi mình như thanh gươm. Nhắm mũi tên mình, tức là lời cay đắng". Chúng ta muốn trả đủa, nhưng chúng ta nhớ đến Rôma 12.21: "Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác".

e. Satan bắn mũi tên KIÊU NGẠO. Gia-cơ 4.6-7 chép: "Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường. Vậy hãy phục Đức Chúa Trời; hãy chống trả ma quỉ, thì nó sẽ lánh xa anh em".

5. Khi chúng ta giơ cao thuẫn đức tin lên, khi chúng ta từ chối không chịu tin theo lời dối trá của kẻ ác và thay vì thế tin cậy luôn nơi lẽ thật của Đức Chúa Trời, những mũi tên lửa bị chệch hướng chẳng hề gây hại được. 1 Giăng 5.4 chép: "… và sự thắng hơn thế gian, ấy là đức tin của chúng ta".

6. Đức tin của chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn khi chúng ta hiệp một lại. Khi kẻ thù của Rome thấy những hàng thuẫn rộng lớn đó, họ thường tan hàng trong kinh khiếp. Giống như tấm "lá chắn" khi chúng ta xây dựng những mối tương giao mạnh mẽ với các tín hữu khác, chúng ta canh giữ phần lưng của nhau.

II. Mão cứu chuộc (câu 17a).

A. Sự cứu rỗi trang bị cho chúng ta với một SỰ BẢO ĐẢM BÌNH TỊNH.

1. Những binh lính La mã đã đội loại mão làm bằng da dày được bọc bằng kim loại. Có loại đai dày bảo hộ cho phần trán và hai bên gò má. Kim loại che phủ dài xuống tới lưng bảo hộ cho cổ. Khi đội mão ấy vào, thì che kín lại phần đầu hết, trừ ra hai mắt, mũi và miệng.

2. Loại mão ấy rất vô giá trong chiến trận. Hãy tưởng tượng đang đứng giữa rừng tên lửa xem, những thanh gươm và giáo đang đâm tới mà chẳng có cái gì để bảo hộ đầu của quí vị. Một cú đánh mạnh vào thân thể có thể gây thương tích hay bị thương nặng, nhưng một cú đánh mạnh vào đầu sẽ giết chết ngay tức khắc.

3. Phaolô nói chúng ta cần phải "lấy sự cứu chuộc làm mão trụ". Điều nầy không đề cập tới sự sanh lại. Hãy nhớ, Phaolô đang nói với những kẻ đã được cứu rồi (đối chiếu các chương 1-3). Thay vì thế, điều nầy có ý nói tới việc yên nghỉ trong sự bảo đảm của ơn cứu rỗi đã thuộc về chúng ta rồi.

4. Quí vị có từng quan sát một đứa nhỏ 8 tuổi đội lấy nón bảo hộ khi chơi bóng dã cầu không? Chúng trở thành những kamikazes ngay! Tại sao vậy? Vì chúng cảm thấy vô địch trong mấy cái mũ bảo hộ ấy. Cũng một thể ấy "mão" của "sự cứu chuộc" cung ứng cho chúng ta lòng tin cậy vì chúng ta biết bất luận điều chi xảy ra, chúng ta sẽ hoàn toàn đoạt được chiến thắng! Sự cứu rỗi truyền cho chúng ta với sự lạc quan rằng chiến thắng đã được bảo đảm!

5. Hãy để cho kẻ thù tấn công. Hãy để cho các lực lượng cuồng nộ của địa ngục chống lại chúng ta. Hãy để cho chúng bắn ra những "tên lửa". Có thể chúng ta sẽ bị thương. Có thể chúng ta chịu khổ bị bại trận nhất thời. Có thể chúng ta chậm chạp và vấp ngã. Tuy nhiên, vì cớ thập tự giá, chiến thắng sẽ hoàn toàn thuộc về chúng ta!

6. Là những tín đồ mặc lấy khí giáp thuộc linh, chúng ta đòi hỏi lời hứa ở Rôma 8.31, 35-39.

B. Sự cứu rỗi cam kết với chúng ta một SỰ TRÔNG CẬY HẠNH PHƯỚC.

1. Một phần của sự bảo đảm đến từ ơn cứu rỗi là sự hy vọng về cuộc sống ở bên kia đời nầy. Trong một câu Kinh thánh quen thuộc ở I Têsalônica 5.8: "Nhưng chúng ta thuộc về ban ngày, nên hãy dè giữ, mặc áo giáp bằng đức tin và lòng yêu thương, lấy sự trông cậy về sự cứu rỗi làm mão trụ”. Tít 2.13 bảo chúng ta phải "chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ".

2. Không những tôi có sự bảo đảm đến nỗi tôi sẽ “sẵn sàng chiến đấu” trong chiến trường hiện tại, tôi có "sự trông cậy hạnh phước" một ngày kia chiến trận sẽ qua đi! 1 Giăng 3.2 chép: "Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy".

3. Nhà truyền đạo da đen tuyệt vời E.V. Hill giảng một sứ điệp đề tựa là "This Ain’t It". Đừng để cho chiến trận nầy đánh hạ quí vị vì một ngày kia chiến trận sẽ qua đi!

4. Sự trông cậy nầy có ý nghĩa như sau: khi chúng ta ngã lòng, khi chúng ta gặp rắc rối, khi chúng ta phạm tội, khi chúng ta cảm thấy mình bị từ bỏ, khi chúng ta nghĩ chúng ta không thể tiếp tục, hãy nhớ rằng chúng ta có một sự cứu rỗi ĐỜI ĐỜI. Trọn đời nầy chỉ là một khoảng khắc khi đem sánh với cõi đời đời đó.

5. Hê-bơ-rơ 6.11 chép: "Nhưng chúng ta mong rằng mỗi người trong anh em tỏ lòng sốt sắng như vậy, đặng giữ lòng đầy dẫy sự trông cậy cho đến cuối cùng". Galati 6.9 chép: "Chớ mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ nải, thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt".

III. Gươm của Thánh Linh (câu 17b).

A. Gươm của chúng ta giống với điều gì?

1. Ngôi Lời là một thứ vũ khí THUỘC LINH. "Gươm" từ đó Phaolô đưa ra phần loại suy nầy là thanh gươm ngắn của quân đội La mã. Nó dài chừng 18" và bén ở hai lưỡi. Đây là một vũ khí tầm gần. Phaolô gọi đó là "gươm Thánh Linh" và ví nó với "Lời của Đức Chúa Trời". Vì Kinh thánh là "do Đức Thánh Linh", Kinh thánh không do những tác giả con người ấn định mà được "cảm thúc" hay được "Đức Chúa Trời hà hơi". Không những đây là một quyển sách, mà còn là một thứ vũ khí thuộc linh nữa!

Mục sư người Tô cách Lan là Thomas Guthrie đã viết: "Kinh thánh là một kho vũ khí thiên thượng, một xưởng bào chế gồm nhiều loại thuốc cực kỳ chính xác, một cái mỏ giàu có không hề cạn kiệt. Đây là một quyển sách hướng dẫn cho mỗi con đường, một hải đồ cho từng đại dương, một thứ thuốc cho từng bịnh tật và một thứ dầu xức cho từng vết thương. Lấy đi khỏi chúng ta quyển Kinh thánh thì bầu trời của chúng ta không còn có mặt trời nữa" (MacArthur, trang 368).

2. Ngôi Lời là một thứ vũ khí CÓ QUYỀN PHÉP. Mùa xuân vừa qua tôi đến tham quan Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân. Phần thú vị nhất của khoá học là có một cơ hội ra trường bắn với đội SWAT. Tôi bắn khẩu H&K MP-5, là thứ vũ khí tấn công hiệu quả nhất tự động hoàn toàn! Thật ngạc nhiên thay! Quí vị có biết rằng Lời của Đức Chúa Trời là một thứ vũ khí có quyền phép nhiều hơn không? Chúa Jêsus đã sử dụng "gươm của Thánh Linh" để chống đỡ những lần tấn công của Satan trong cuộc gặp gỡ của họ trong đồng vắng. Ngài đã phán mỗi lần: "Như có chép rằng". Hê-bơ-rơ 4.12 chép: "Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng". Với thứ vũ khí đầy quyền phép của chúng ta, chúng ta có thể lấy máu của chính Satan! Khi hắn tấn công quí vị, hãy trưng dẫn Kinh thánh thì hắn sẽ trốn mất.

3. Ngôi Lời là thứ vũ khí rất CẦN THIẾT. Gần như hết thảy chúng ta đều sẽ nói "Amen" với những gì tôi đã dạy về Lời của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta có thực sự tin theo Lời ấy không? Nhiều nhà thờ xưng nhận ủng hộ, trung thành với Ngôi Lời, nhưng rao giảng với quyển Kinh thánh đóng kín như bưng. Người ta la hét đòi treo 10 điều răn trên giảng đường, nhưng không thể kể ra được 5 điều trong số đó. Họ xin cho có sự cầu nguyện ở học đường nhưng lại không cầu nguyện. Họ khăng khăng họ biết rõ Đức Chúa Trời, nhưng không thể nói cho quí vị biết 3 trong 4 sách Tin lành. Quí vị không thực sự nhìn biết Đức Chúa Trời cho tới khi nào quí vị nhìn biết Lời của Ngài!

B. Thanh gươm của chúng ta được sử dụng như thế nào?

1. Thứ nhứt, chúng ta phải ĐỌC Ngôi Lời. Làm sao xưng mình là Cơ đốc nhân mà lại không đọc Kinh thánh chứ? Tôi đã nghiên cứu nhiều sách của Kinh thánh từng câu một và tôi quên nhiều câu lắm. Khi tôi quay trở lại, tôi học được nhiều việc mà tôi đã bỏ sót lần vừa qua. Quí vị phải, quí vị PHẢI đọc Ngôi Lời hàng ngày hoặc Satan sẽ nuốt lấy quí vị trong bữa ăn trưa của hắn.

2. Thứ hai, chúng ta phải SUY GẪM Ngôi Lời luôn. Điều nầy có nghĩa là đọc chậm rãi, suy nghĩ xem câu ấy nói gì. Khi người ta hỏi Billy Graham ông sẽ làm điều gì khác biệt nếu ông có sức sống hoài, ông nói: "Hãy dành nhiều thì giờ với Kinh thánh". Thi thiên 1.2 nói về người nào được "chúc phước cho". Câu nầy chép như sau: "Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm".

3. Thứ ba, chúng ta phải NGHIÊN CỨU Lời. Phaolô đã viết cho Timôthê: "Hãy chuyên tâm [nghiên cứu] cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật" (II Ti-mô-thê 2.15).

4. Thứ tư, chúng ta phải HỌC THUỘC LÒNG Ngôi Lời. Thi thiên 119.11 chép: "Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, Để tôi không phạm tội cùng Chúa!" Học thuộc lòng Ngôi Lời giống như đang mang một thứ vũ khí phòng thủ chống lại ma quỉ! Hãy dùng vũ khí ấy mà đánh hắn!

Chàng thiếu niên David đã có trang bị đúng đắn và chiến lược đúng đắn để đánh bại Gô-li-át. Chàng nói với hắn: "Khắp thế gian sẽ biết rằng Y-sơ-ra-ên có một Đức Chúa Trời; và quân lính nầy sẽ thấy rằng Đức Giê-hô-va không giải cứu bằng gươm, hoặc bằng giáo; vì Đức Giê-hô-va là Chúa của chiến trận, và Ngài sẽ phó các ngươi vào tay chúng ta" (I Samuên 17.47). Tôi đề nghị, khi quí vị cầu nguyện mỗi ngày, quí vị hãy mặc lấy "mọi thứ khí giới" luôn. Quí vị sẽ không thể bị thất bại đâu!

Êphêsô 6:13-15: "Chuẩn Bị Cho Chiến Trận - Phần 1"

Êphêsô – Những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra

Chuẩn bị cho chiến trận – Phần 1

Êphêsô 6.13-15

1. Cách đây nhiều năm, hôm ấy là buổi tối Chúa nhựt. Một Hội thánh tôi rất quen thân tại Dallas sắp sửa bắt đầu buổi thờ phượng tối của họ. Những bài hát đã được hát lên. Những quyển thánh ca của họ đặt ở trên giá đỡ. Mấy cái đĩa tiền dâng được đưa qua và vị Mục sư sắp sửa đọc câu gốc bài giảng của ông. Ngay khi ấy, hai tên cướp có vũ trang đột nhập vào qua ngả phòng chờ. Chúng đã áp đảo những chấp sự đang lo đếm tiền dâng. Một cuộc hỗn chiến nổ ra và có hai người đang ngồi ở phía sau đã nhảy xổ vào mấy tên cướp cạn kia rồi bắt lấy chúng cho tới khi cảnh sát đến. Wow! Hãy nói về việc xảy ra trong buổi thờ phượng tối Chúa nhựt đi! Sẽ ra sao nếu việc ấy xảy ra ở đây sáng nay? Nếu có cơ hội, quí vị sẽ làm những gì hai người dũng cảm kia đã làm chăng? Quí vị sẽ chiến đấu để bảo vệ gia đình Hội thánh của mình khỏi bị thiệt hại chăng? Còn gia đình riêng của quí vị thì sao? Quí vị sẽ chiến đấu nếu có ai đó đến tấn công người bạn đời hay con cái của quí vị chứ? Tất nhiên là quí vị sẽ chiến đấu đấy thôi! Tôi cũng vậy đấy. Tôi sẽ phó mạng sống tôi để bảo vệ họ.

2. Quí vị biết không, có một kẻ thù có nhiều quyền lực hơn những kẻ tội phạm nầy đã giang tay ra hòng hủy diệt Hội thánh, gia đình, cuộc hôn nhân, con cái của quí vị. Satan, kẻ thù của chúng ta đang muốn "ăn nuốt" quí vị đấy. Khi quí vị cãi nhau với vợ của quí vị, hắn đang kiếm lý do đấy. Khi Cơ đốc nhân ly dị, hắn đang đẩy vấn đề ra xa thêm. Khi một lãnh đạo Cơ đốc rơi vào tội tình dục, một trận đánh đã được định đoạt. Khi một Hội thánh bị rạn nứt và phân rẽ, hắn đang đổ muối vào các vết thương của Cứu Chúa.

3. Trong việc xem xét các câu 10-12 tuần vừa qua, chúng ta đã học biết rằng tất cả các tín đồ đều bị kéo vào cuộc Đại Chiến giữa Đức Chúa Trời và Satan. Kẻ thù không thể có được linh hồn của chúng ta, nhưng hắn sẽ dừng lại không làm chi hết để hủy diệt đời sống của chúng ta. Hắn có hai thứ vũ khí. Thứ nhứt là thế gian và những lời nói dối của nó, là thứ vũ khí ngoại tại. Thứ hai là xác thịt và những ham muốn của nó, vũ khí nội tại.

4. Chúa Jêsus đã thắng cuộc chiến rồi. Ngài đã sống lại trong đắc thắng ra khỏi mồ mả. Điều đó không ngăn chặn Satan ngưng chiến đấu với chúng ta ngày nay. Đấy là lý do tại sao Phaolô bảo chúng ta phải "đứng vững". Chúng ta thấy rằng trong các câu 10, 13 và 14. Đứng vững là sẵn sàng chiến đấu. Ngược lại của sẵn sàng chiến đấu là đầu hàng. Chúng ta hãy xem kỹ câu 13.

A. Phaolô nói: "Vậy nên", nghĩa là: "vì anh em hiểu rằng anh em đã dấn thân vào cuộc chiến quan trọng nầy …"

B. Chúng ta cần phải "lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời". Có lẽ đã bị xiềng vào một tên lính La mã khi ông viết bức thư nầy. Mặc dù lính gát không được trang bị đầy đủ mọi thiết bị cho tác chiến, Phaolô đã quen biết nhiều binh lính La mã. Ông đã sử dụng hình bóng trang thiết bị của một người lính để giải thích trang thiết bị thuộc linh mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta để đánh bại kẻ thù.

C. Chúng ta cần phải sử dụng "mọi khí giới". Chúng ta không thể chọn lấy trang thiết bị của mình. Chúng ta cần từng thứ vũ khí.

D. Chúng ta cần thứ vũ khí để chúng ta có thể "đứng vững vàng trong ngày khốn nạn". Khi nào là "ngày khốn nạn?" Mỗi ngày chúng ta đang vật vã với tội lỗi và "cự địch lại" với các thế lực của địa ngục đều là "ngày khốn nạn".

E. Đấng Christ đã đoạt được chiến thắng hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta phải đánh trận. Chúng ta dám nói rằng chúng ta đã "thắng hơn mọi sự rồi". Khi Martin Luther bị kết án là kẻ bội đạo trước giáo quyền của thành Worms vì dám công bố rằng chỉ một mình Đấng Christ đem lại sự cứu rỗi, ông nói: "Lương tâm tôi bị bắt phục trước Lời của Đức Chúa Trời … Nầy tôi đang đứng đây, tôi không thể làm cái gì khác được". Chúng ta cũng không thể làm chi khác được nữa.

5. Phaolô mô tả ơn cứu rỗi và sự nên thánh của chúng ta bằng những thứ vũ khí. Sáu loại đặc biệt đã được nhắc đến. Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu 3 loại đầu tiên.

I. Lẽ thật làm dây nịt lưng (câu 14a).

A. Lẽ thật là điều TỐI QUAN TRỌNG.

1. Binh lính La mã đeo dây nịt bằng da rất dày. Dây nịt giữ lấy thanh gươm và nhiều quân dụng khác giống như dây đai của người lính bộ binh hiện đại. Nó thắt chặt ngang lưng và khiến cho người lính di động thoải mái trong chiến trận. Khi người "thắt lưng" hay siết chặt sợi dây nịt lại, người đã sẵn sàng đánh trận. Sợi dây nịt nầy là một thứ vũ khí quan trọng, không thể thiếu được.

2. Cũng một thể ấy, lẽ thật là thứ cốt lõi, quan trọng nhất trong vũ khí của người Cơ đốc. Chúng ta phải bắt rễ và lập nền trong lẽ thật, hoặc khác đi đời sống của chúng ta sẽ vô nghĩa.

3. Kinh thánh liên tục nói tới bản chất không thể thiếu của lẽ thật. Châm ngôn 23.23 chép: "Hãy mua chân lý, sự khôn ngoan, sự khuyên dạy, và sự thông sáng; chớ hề bán đi". I Cô-rinh-tô 13.6 chép tình yêu thương: "… chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật". Phi-líp 4.8 bảo chúng ta phải: "phàm điều chi chân thật… thì anh em phải nghĩ đến". Châm ngôn 3.3 chép: "Sự nhân từ và sự chân thật, chớ để lìa bỏ con; Hãy đeo nó vào cổ, ghi nó nơi bia lòng con".

B. Lẽ thật là BẤT DI BẤT DỊCH.

1. Bất di dịch là một từ ngữ về cơ bản có nghĩa là "không thay đổi một điều nào" hay "không bao giờ thay đổi". Những khám phá mới hay thông tin mới không hề làm thay đổi điều chi là sự thật.

2. Chúa Jêsus là cốt lõi của lẽ thật. Ngài phán: "Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống". Hê-bơ-rơ 13.8 chép: "Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi".

3. Trong Hê-bơ-rơ 1.11-12 tác giả nói tới các từng trời và đất, công việc của tay Đức Chúa Trời: "Trời đất sẽ hư đi, nhưng Chúa hằng có; Trời đất sẽ cũ đi như cái áo; Ngài sẽ cuốn nó lại như cái áo choàng, Rồi trời đất sẽ biến đổi, Nhưng Chúa vẫn y nguyên, các năm của Chúa không hề cùng".

4. Mọi lẽ thật đều là lẽ thật của Đức Chúa Trời. Lẽ thật là bất di bất dịch vì Đức Chúa Trời không thề thay đổi.

C. Lẽ thật là KHÔNG THỂ SỬA ĐỔI ĐƯỢC.

1. Không thể sửa đổi được có nghĩa là "không thể cải tiến". Chúng ta thường sử dụng từ ngữ nầy theo một ý tiêu cực nói về một tội phạm không thể sửa đổi được, không thể phục hồi được. Chúng ta cũng có thể sử dụng nó về mặt tích cực khi chúng ta nói đến lẽ thật. Lẽ thật của Đức Chúa Trời không thể cải tiến hay làm chi khác được. Lẽ thật ấy rất trọn vẹn như nó vốn có vậy!

2. II Samuên 22.31 chép: "Còn Đức Chúa Trời, các đường của Ngài vốn là trọn vẹn, Lời của Đức Giê-hô-va là tinh tường. Ngài là cái thuẫn cho mọi người nương náu mình nơi Ngài". Chúa Jêsus đã phán trong Mathiơ 24.35: "Trời đất sẽ qua, nhưng lời ta nói chẳng bao giờ qua đi".

D. Lẽ thật là KHÁCH QUAN.

1. Khi nói lẽ thật là quan trọng, bất di dịch và không thể cải tiến được nữa, nói như thế có ý nói lẽ thật là tuyệt đối … lẽ thật rất khách quan. Lẽ thật có thể thẩm tra được. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 8.32: "các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi".

2. Khi Satan, đội lốt con rắn trò chuyện với Êva, việc đầu tiên hắn đã làm là thắc mắc lẽ thật của Đức Chúa Trời. Khi nói tới trái cấm, Êva nói họ không được ăn hay đụng tới trái cây ấy hoặc là họ sẽ chết. Satan đáp liền: "Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác" (Sáng thế ký 3.4-5). Hắn vẫn còn đang làm y như thế.

3. Nếu chúng ta muốn đứng vững trong chiến trường thuộc linh, chúng ta phải dầm thấm trong sự khách quan của lẽ thật – Lời của Đức Chúa Trời. Phaolô mô tả Lời của Đức Chúa Trời là "gươm của Thánh Linh". Không những đó là một thứ vũ khí để tấn công, mà còn là một thứ vũ khí để phòng thủ nữa.

4. Quí vị có còn nhớ những lần Chúa Jêsus bị cám dỗ không? Mỗi lần kẻ thù đưa ra lời hứa tự phụ trống rỗng, Cứu Chúa của chúng ta trưng dẫn Kinh thánh cho hắn nghe. Ngài phán: "Như có chép rằng…" Quả là một chiến lược đúng đắn!

5. Có bao giờ quí vị để ý thấy rất khó khởi sự việc học hỏi Kinh thánh không? Có biết tại sao không? Đây là một cuộc chiến tranh. Kẻ thù đang tấn công quí vị mỗi lần quí vị nghĩ tới việc mở quyển Kinh thánh ra. Đây là lý do tại sao học thuộc lòng Kinh thánh là một việc rất quan trọng. Thi thiên 119.11 chép: "Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, để tôi không phạm tội cùng Chúa!"

6. Thí dụ, khi quí vị bị cám dỗ về tư dục, hãy mở Thi thiên 101.3 ra rồi đọc: "Tôi sẽ chẳng để điều gì đê mạt trước mặt tôi". Khi quí vị bị cám dỗ phải giữ im lặng về Chúa Jêsus, hãy trưng dẫn Rôma 1.16: "Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc". Khi quí vị bị cám dỗ phải nói dối, hãy trưng dẫn Êphêsô 4.25: "Như vậy, mỗi người trong anh em phải chừa sự nói dối, hãy nói thật với kẻ lân cận mình, vì chúng ta làm chi thể cho nhau".

E. Lẽ thật là THỰC TẾ.

1. Không những chúng ta cần phải biết rõ lẽ thật một cách khách quan, chúng ta cần phải thể hiện sự chơn thật như một lối sống nữa. Chúng ta cần phải làm cho người ta biết mình là những người nói ra lẽ chơn thật.

2. Trong Giăng 8.44, Chúa Jêsus phán rằng Satan là kẻ nói dối và là cha của sự nói dối. Khi chúng ta nói dối, bất cứ lời nói dối nào, chúng ta đang bắt chước và hành động vì ích của vua chúa sự tối tăm.

3. Khi chúng ta nói dối chúng ta đang tháo sợi dây nịt lưng lẽ thật ra rồi bỏ nó xuống đất. Giờ đây, quí vị đeo thanh gươm ở chỗ nào? Làm sao quí vị có thể cầm lấy thanh gươm lẽ thật khi nó bị bọc trong cái bao dối gạt được?

4. Khi chúng ta nói dối, chúng ta tự treo cổ mình. Lẽ thật chắc chắn sẽ được nhiều người nhận biết. Satan đang khích lệ chúng ta nói dối rồi kế đó cười nhạo chúng ta khi những hậu quả sự chúng ta dối gạt lòi ra trong đời sống của chúng ta.

5. Nói ra lẽ chơn thật không đến với chúng ta dễ dàng đâu. Truyền thuyết cho biết tổ phụ của xứ sở chúng ta nói: "Ta không thể thốt ra một lời dối trá" khi bị hỏi về một cây anh đào. Vị Tổng Thống đương kim của chúng ta đã lắc ngón tay ông ở trước mặt chúng ta và chẳng chút áy náy nói dối với cả nước.

6. Quí vị có muốn đánh thắng trận chiến riêng của mình chống lại ma quỉ không? Bước thứ nhứt là nịt lưng bằng lẽ thật. Hãy tự dầm thấm mình bằng lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời và đối xử chơn thật với người khác. Khi quí vị nói ra lẽ chơn thật, quí vị đang sĩ nhục thẳng mặt Satan!

II. Áo giáp bằng sự công bình (câu 14b).

A. Hãy tìm hiểu áo giáp bằng sự công bình. "Áo giáp" là một thứ vũ khí quan trọng bao che bộ ngực và lưng, giống như vũ khí tùy thân của cảnh sát hiện đại. Mục đích của áo giáp là bảo hộ một người lính tránh khỏi tên, giáo hay gươm đâm thẳng vào các bộ phận quan trọng … nghĩa là tấm lòng. Tấm lòng của Cơ đốc nhân là mục tiêu chính của ma quỉ. Đấy là lý do tại sao Châm ngôn 4.23 chép: "Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra". Điều chi bảo hộ tấm lòng của chúng ta tránh khỏi cuộc tấn công của kẻ thù? Sự công bình!

1. Ở đây không đề cập tới việc tự xưng công bình. Đây không phải là giữ luật, những điều nên và không nên làm. Đây không phải là sự tự mãn đang nuôi dưỡng cái tôi xác thịt. Thực vậy, Êsai 64.6 chép: "mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp". Tự xưng công bình là một trong những sự dối gạt lớn lao nhất của Satan.

2. Ở đây không đề cập tới sự công bình theo kiểu bị gán ghép. Khi một người đã được sanh lại, Đức Chúa Trời cất bỏ khỏi người mọi tội lỗi của người – quá khứ, hiện tại và tương lai rồi gắn cho người sự công bình trọn vẹn của Đấng Christ. II Cô-rinh-tô 5.21 chép: "Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời". Đức Chúa Trời khoác lên chúng ta sự công bình đó ngay giây phút chúng ta được cứu. Sự công bình gán ghép không phải là đề tài ở đây vì Phaolô không bảo chúng ta phải "mặc lấy" điều chi Đức Chúa Trời đã mặc rồi cho chúng ta. Sự công bình gán ghép cứu chúng ta ra khỏi địa ngục, nhưng nó không bảo hộ chúng ta tránh khỏi Satan ở đây và bây giờ.

3. Ở đây không đề cập tới sự công bình thực tế. "Áo giáp bằng sự công bình" có nghĩa là sống một đời sống thánh khiết và vâng phục đối với Đức Chúa Trời, chớ không phải sự công bình được gán cho hay được truyền đạt cho. Hãy xem lại 4.22-27. Chúng ta cũng đọc Cô-lô-se 3.9-14. Trong Phi-líp 3.9-12 Phaolô mô tả ba loại công bình.

Tony Evans thuật lại câu chuyện kể về một thiếu niên đi câu cá. Trong khi tìm kiếm mồi câu, nó tìm được cái tổ sâu nhỏ màu đỏ. Khi nó nhặt từng con sâu lên rồi móc vào lưỡi câu, con sâu cắn nó. Cái cắn ấy gây đau đớn, nhưng thằng bé nhún vai chịu đau, thả sợi câu xuống nước và không bao lâu sau đó câu được một con cá lớn. Nó bắt một con sâu khác và con sâu nầy cũng cắn nó. Lần nầy nỗi đau không tệ lắm và không lâu sau đó nó bắt được một con cá khác nữa. Nó lặp đi lặp lại điều nầy mấy lần. Sau một lúc, nó bắt đầu cảm thấy khó chịu và hai bàn tay của nó bị đau nhiều lắm. Nó quyết định đi về nhà. Khi nó ra đến đường cái, nó cảm thấy mệt lắm, nó bèn ngồi xuống với sợi nhợ móc đầy cá. Một tay lái mô tô đi ngang qua rồi đề nghị chở nó đi. Ông ta tò mò không biết thằng nhóc nầy làm sao câu được nhiều cá như vậy. Cậu thiếu niên kia mới nói cho ông ta biết về loài sâu màu đỏ mà nó đã tìm được, và khi người nầy nhìn vào hai bàn tay của nó, ông ta biết ngay điều gì đã xảy ra. Ông ta vội vã đưa nó vào bịnh viện, nhưng đã quá trễ, thằng nhỏ đã chết trên đường đi. Loài sâu kia chắc chắn là loài rắn chuông nhỏ. Mỗi vết cắn, dù ít đau đớn, đã thêm nhiều nọc độc gây chết chóc vào hệ thần kinh của nó cho tới chừng nó xuội lơ. Đấy là cách thức Satan tấn công tấm lòng của chúng ta. Đấy là lý do tại sao chúng ta cần phải mặc lấy "áo giáp" bằng sự công bình thực tế.

B. Mặc lấy áo giáp bằng sự công bình.

1. Áp dụng sự công bình thực tế có nghĩa là sống từng phút một trong sự vâng phục đối với Đức Chúa Cha. Đức Chúa Trời mặc lấy cho chúng ta bằng sự công bình gán ghép cho (giống như chúng ta mặc đồ cho đứa con mình vậy) nhưng chúng ta phải mặc lấy sự công bình thực tế mỗi ngày nữa. I Phierơ 1.15-16 chép: "Nhưng, như Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ăn ở mình, bởi có chép rằng: Hãy nên thánh, vì ta là thánh".

2. Áp dụng sự công bình thực tế có nghĩa là sống trong sự vui mừng. Nói về Tin lành, Giăng viết: "Chúng tôi viết những điều đó cho anh em, hầu cho sự vui mừng của chúng tôi được đầy dẫy" (1 Giăng 1.4). John MacArthur viết:

Cơ đốc nhân hầu hết kinh nghiệm nhiều nan đề về tình cảm và quan hệ là vì họ thiếu sự thánh khiết về mặt cá nhân. Phần nhiều thất vọng và ngã lòng của chúng ta không xuất phát từ các hoàn cảnh hay từ người khác, mà từ tội lỗi chúng ta không xưng ra và chưa được thanh tẩy. Và khi hoàn cảnh và người khác khống chế cướp khỏi chúng ta hạnh phúc, sở dĩ như thế là vì chúng ta không được bảo hộ bởi vũ khí của một đời sống thánh khiết. Dù là trường hợp nào đi nữa, nguyên nhân tình trạng bất hạnh của chúng ta chính là tội lỗi của chính chúng ta… Sống bất khiết không cướp mất sự cứu rỗi của chúng ta, nhưng nó cướp mất niềm vui mừng của ơn cứu rỗi ấy (trang 353).

3. Áp dụng sự công bình thực tế có nghĩa là Kết quả. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 15.5: "Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được".

4. Áp dụng sự công bình thực tế là đem lại nhiều phần thưởng. Trong nhiều phân đoạn Kinh thánh, Tân Ước dạy chúng ta rằng tín đồ nhận được nhiều phần thưởng ở trên trời vì sự trung tín trong lúc bây giờ. Cô-lô-se 2.18 chép: "Chớ để cho những kẻ kia cướp lấy phần thưởng chạy thi". Satan vốn thích làm việc ấy!

5. Áp dụng sự công bình thực tế đem lại sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Tít 2.10 đề nghị rằng sự công bình thực tế sẽ "làm cho tôn quí đạo Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, trong mọi đường".

6. Áp dụng sự công bình thực tế đánh bại ma quỉ.

III. Đôi giày bình an (câu 15).

A. Hãy tìm hiểu đôi giày của Tin Lành bình an.

1. Hôm nay chúng ta đặc biệt hoá đôi giày cho từng sinh hoạt có thể hình dung được.

2. Đôi giày của một người lính La mã cũng rất là đặc biệt. Chúng là giày ống/sandals (caliga). Josephus nói rằng chúng "được trang trí với nhiều mũi đinh nhọn" giống như những cái nêm vậy. Loại giày cho chiến trận nầy giúp cho người lính bộ binh bám chặt và sẵn sàng chiến đấu.

3. Hãy chú ý thứ tự "anh em có thể cự địch lại" chúng ta “được đứng vững vàng” khi "dùng sự sẵn sàng của Tin lành bình an mà làm giày dép". "Sẵn sàng" có ý nói tới đã chuẩn bị sẵn. Một đôi giày ủng làm cho người lính sẵn sàng hành quân, tấn công và chiến đấu. Bản Kinh thánh NIV nói chúng ta cần phải làm cho "chân chúng ta vừa khít với sự sẵn sàng đến từ Tin lành bình an".

4. Khi Phaolô nói tới "tin lành" ở đây, ông không nói tới việc đem Tin lành cho thế gian, mà nói tới việc đứng vững vàng mà thôi. Ông không nói tới việc làm chứng đạo, mà nói tới một chiến trận thuộc linh.

5. Vì chúng ta đã tiếp nhận tin lành, chúng ta đã hoà thuận lại với Đức Chúa Trời. Rôma 5.1 chép: "Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta". Chúng ta từng có mặt trong cuộc chiến với Đức Chúa Trời, nhưng nhờ vào sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá giờ đây chúng ta đã được phục hoà rồi. Chúng ta hiện ở trong sự hoà thuận lại với Ngài.

6. Tôi sẽ không hề quên giây phút đầu tiên tôi ý thức được sự hoà thuận lại với Đức Chúa Trời!

B. Áp dụng sự bình an của Đức Chúa Trời vào chiến trường thuộc linh.

1. Giống như sự công bình được gán cho, chúng ta nhận được sự hoà thuận lại với Đức Chúa Trời ngay giờ phút chúng ta được sanh lại. Phaolô đang nói tới một việc chúng ta cần phải "mặc lấy" mỗi ngày – sự bình an của Đức Chúa Trời.

2. Vì cớ "tin lành bình an" giờ đây chúng ta đang ở trong sự hoà thuận lại với Đức Chúa Trời và có thể yên nghỉ trong sự bình an đó, sự tin cậy đó. Chúng ta có sự bình an của Đức Chúa Trời vì chúng ta đứng vững trong sức lực của Ngài, chớ không phải của chúng ta.

a. Phierơ đã không e dè khi rút thanh gươm của ông ra trong vườn Ghết-sê-ma-nê vì ông đã nhìn thấy mấy tên lính ngã xuống đất bởi lời nói của Chúa Jêsus.

b. Ghi-đê-ôn chổi dậy chống lại một lực lượng 32.000 quân Ma-đi-an với 300 người vũ trang bằng đuốc và bình đất sét (Các Quan Xét 7).

c. Giô-sa-phát sai những kẻ ca hát đi trước đạo binh và đã chiến thắng một trận đánh lớn mà chẳng phải sử đụng đến vũ khí.

3. Hãy nhìn vào Phi-líp 4.6-7. Hỡi quí tín hữu, quí vị có sự hoàn thuận lại đời đời với Đức Chúa Trời, nhưng quí vị phải hàng ngày mặc lấy sự bình an của Đức Chúa Trời … nếu không kẻ ác sẽ ăn nuốt quí vị trong bữa ăn trưa đấy.

Với một ý nghĩa chơn thật, Chúa Jêsus là lẽ thật. Ngài là sự công bình của chúng ta. Ngài là sự bình an của chúng ta. Mặc lấy áo giáp thuộc linh là mặc lấy Đấng Christ mỗi ngày. Mặc lấy như thế là thở từng hơi thở và nắm bắt từng giây phút một trong sự hầu việc Ngài. Khi chúng ta làm như thế, chúng ta đang vô hình ở trước mặt kẻ thù của chúng ta!